1) Thợ dạy kiến thức ít ỏi, thậm chí còn chưa nắm vững kiến thức, và không có nhu cầu nâng cao kiến thức lẫn năng lực chuyên môn. Người đi dạy kiến thức gói gọn trong sách giáo khoa, không hơn không kém. Người thầy luôn mở mang kiến thức và nâng cao năng lực chuyên môn vì bản thân họ trước hết là những ngưởi yêu kiến thức.https://www.facebook.com/photo/?fbid=10161338581297017&set=a.10162113293277017
2) Thợ dạy khiến người học chán nản thậm chí căm ghét môn học và việc học ngay khi còn đi học. Người đi dạy giúp học trò học đủ để qua được các kỳ thi. Người thầy khiến học trò hiểu được ý nghĩa của việc học và truyền cảm hứng khiến học trò tự học.
3) Thợ dạy đạp lên đạo lý làm người và đạo đức nghề nghiệp để kiếm tiền. Người đi dạy chỉ quan tâm tới lĩnh vực mình dạy. Người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy học trò cách làm người.
4) Thợ dạy lạm dụng quyền hạn của mình để bóc lột học trò và xem học trò như cỏ rác. Người đi dạy nghĩ rằng học trò phải biết công ơn dạy dỗ của mình. Người thầy biết ơn học trò vì đã giúp mình trở thành một nhà giáo đúng nghĩa.
5) Thợ dạy bị học trò khinh ghét ngay cả khi còn đi học. Người đi dạy được học trò nhớ tới vào ngày 20/11. Ngưởi thầy thực sự luôn có một vị trí quan trọng trong lòng học trò suốt đời.